Cóc bắt cáp là gì? Cấu tạo, công dụng và phân loại chi tiết

Cóc bắt cáp là một trong những phụ kiện quan trọng trong việc cố định, kết nối cáp thép nhằm tăng cường độ chắc chắn và ổn định cho hệ thống dây cáp. Vậy cóc bắt cáp là gì, có cấu tạo như thế nào, gồm những loại nào và cách dùng ra sau? Tất cả sẽ được Hiệp Thành Phát bật mí chi tiết qua bài viết dưới đây!

Cóc bắt cáp là gì?

Cóc bắt cáp hay còn được gọi là cóc siết cáp hay khóa cáp - đây là một phụ kiện cơ khí quan trọng được dùng để cố định, kết nối hoặc tạo vòng cáp trong hệ thống dây cáp thép. Sản phẩm thường được chế tạo từ thép mạ kẽm hoặc inox có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt. 

Cóc siết cáp có cấu tạo khá đơn giản nhưng lại vô cùng chắc chắn, với những bộ phận chính như:

  • Thân khóa (U-bolt): Là một thanh kim loại hình chữ U, đóng vai trò kẹp giữ dây cáp.
  • Tấm kẹp (Saddle): Được đặt trên thân khóa để tạo độ bám và giữ chặt dây cáp.
  • Đai ốc (Nuts): Hai đai ốc được siết chặt trên thân khóa để cố định tấm kẹp và dây cáp.

Cóc siết cáp có cấu tạo khá đơn giản

Cóc siết cáp có cấu tạo khá đơn giản

Những công dụng chính của cóc bắt cáp

Nhờ khả năng cố định dây cáp chắc chắn nên cóc siết cáp thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, vận tải, hàng hải, khai thác mỏ, cũng như trong các công trình dân dụng,...mang lại những công dụng như:

  • Giúp liên kết các đầu dây cáp thép lại với nhau một cách chắc chắn, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Dùng để tạo vòng khuyên ở đầu dây cáp khi cần buộc vào móc cẩu, trụ neo hoặc các thiết bị khác.
  • Cóc siết cáp có thể dễ dàng tháo ra hoặc siết chặt lại khi cần điều chỉnh độ dài hoặc thay đổi vị trí dây cáp.
  • Được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, cầu đường, đóng tàu, bến cảng, điện lực… để đảm bảo sự an toàn khi kéo hoặc treo vật nặng.

Phân biệt các loại cóc siết cáp thường gặp nhất

Tùy theo đặc điểm, mục đích sử dụng…mà cóc bắt cáp được chia thành nhiều loại khác nhau như:

Phân loại dựa vào vật liệu sản xuất

  • Cóc siết cáp thép mạ kẽm: đây là loại phổ biến nhất thường được dùng trong các công trình xây dựng hay neo giữ cáp tải nhẹ, có ưu điểm là chống gỉ sét tốt và có giá thành hợp lý. 
  • Cóc siết cáp inox (thép không gỉ): có khả năng chống ăn mòn cực tốt, phù hợp với dùng trong công nghiệp đóng tàu, cầu cảng, trang trí nội thất. 
  • Cóc bắt cáp hợp kim nhôm: nhẹ nhưng rất bền và chống ăn mòn tốt. Sản phẩm này thường được dùng trong các công trình yêu cầu trọng lượng nhé. 

Phân biệt cóc siết cáp theo kiểu dáng

  • Khóa cáp kiểu chữ U: gồm 1 thanh chữ U, 1 đế yên và 2 đai ốc, có ưu điểm là dễ dàng lắp đặt và điều chỉnh. 
  • Cóc bắt cáp kiểu rèn: được rèn chắc chắn từ một khối kim loại, có độ bền cao nên thường được dùng trong những công trình yêu cầu khả năng chịu tải trọng lớn. 
  • Cóc siết cáp kiểu bản kẹp: có phần yên phẳng giúp siết chặt dây cáp mà không làm biến dạng quá nhiều. Sản phẩm này phù hợp cho các hệ thống neo giữ tĩnh. 
  • Cóc bắt cáp kiểu đôi: có 2 hai thanh siết, lực kẹp chặt hơn, giúp cố định dây cáp chắc chắn hơn. Sản phẩm này thường được dùng trong các công trình cần độ an toàn cao hơn so với loại chữ U. 

Phân biệt theo kích thước và tải trọng

Cóc bắt cáp có nhiều kích thước khác nhau, từ 3mm đến 50mm, phù hợp với từng loại cáp:

  • Loại nhỏ (3mm - 8mm): Dùng cho giàn trồng cây, hàng rào, cáp trang trí.
  • Loại trung bình (10mm - 20mm): Dùng cho công trình xây dựng, hệ thống neo giằng.
  • Loại lớn (25mm - 50mm): Dùng trong công nghiệp nặng, tàu biển, cần cẩu.

Cóc bắt cáp được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau

Cóc bắt cáp được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau

Hướng dẫn cách sử dụng cóc bắt cáp đúng chuẩn 

  • Dùng kìm cắt để cắt cáp sao cho chiều dài vừa đủ. Đảm bảo các đầu cáp được cắt gọn gàng để dễ dàng siết cóc bắt cáp. 
  • Đặt dây cáp vào giữa cóc bắt cáp sao cho phần yên (phần đế bằng) nằm áp sát vào cáp.  
  • Đặt cóc bắt cáp sao cho phần chữ U của nó ôm vào dây cáp, phần đế yên (saddle) giữ cáp không bị dịch chuyển. 
  • Sử dụng cờ lê hoặc mỏ lết để siết chặt đai ốc của cóc bắt cáp.  
  • Sau khi lắp đặt, kiểm tra lại toàn bộ mối nối cáp. Đảm bảo cóc bắt cáp đã được siết chắc chắn, không có dấu hiệu lỏng lẻo, cáp không bị chùng hay căng quá mức.
  • Nếu có nhiều điểm nối hoặc tạo mắt cáp, lặp lại các bước trên với số lượng cóc bắt cáp phù hợp.

Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng cóc bắt cáp

  • Nên kiểm tra cóc bắt cáp định kỳ để đảm bảo rằng đai ốc không bị lỏng và cáp vẫn được cố định chắc chắn.
  • Khi siết đai ốc, tránh siết quá chặt vì có thể làm hư hỏng dây cáp hoặc cóc bắt cáp.
  • Chọn đúng loại cóc bắt cáp phù hợp với đường kính và tải trọng của cáp thép để đảm bảo hiệu quả.
  • Nếu cóc bắt cáp bị mòn, gỉ sét, hoặc có dấu hiệu hư hỏng, cần thay thế ngay lập tức để tránh nguy cơ tuột cáp hoặc sự cố trong quá trình sử dụng.

Thường xuyên kiểm tra để sữa chữa hoặc thay mới khi cần thiết

Thường xuyên kiểm tra để sữa chữa hoặc thay mới khi cần thiết

Cóc bắt cáp là phụ kiện quan trọng trong nhiều lĩnh vực, việc chọn đúng loại cóc bắt cáp, sử dụng đúng cách và kiểm tra định kỳ sẽ giúp đảm bảo an toàn, tăng tuổi thọ của dây cáp, giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng. Liên hệ ngay với Hiệp Thành Phát để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm chất lượng nhất!

0937810994
zalo
zalo