Các loại dây thừng: Ưu nhược điểm & ứng dụng của từng loại

Dây thừng là một trong những vật dụng quan trọng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ trong cuộc sống thường ngày đến các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, vận chuyển, hàng hải… Vậy có các loại dây thừng nào? Ưu nhược điểm và ứng dụng của chúng ra sao? Sau đây Hiệp Thành Phát sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất. 

Các loại dây thừng phổ biến hiện nay

1. Dây thừng nhựa PP (polypropylene)

Dây thừng PP là loại dây thừng tổng hợp được làm từ vật liệu nhân tạo, có đặc tính nhẹ, không thấm nước và có khả năng chống chịu tốt với các loại hóa chất, axit, kiềm, không bị ăn mòn hoặc mục trong các môi trường khắc nghiệt.

các loại dây thừng - polypropylene

Ưu điểm: 

  • Nhẹ, không thấm nước và nổi trên mặt nước.
  • Có khả năng chống tia cực tím và mài mòn tốt, chống mục nát.
  • Bền bỉ trong các điều kiện ẩm ướt hoặc các môi trường hóa chất.
  • Có nhiều kích cỡ và màu sắc, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.

Nhược điểm: 

  • Khả năng co giãn kém nên không phù hợp với các ứng dụng cần độ co giãn cao.

Ứng dụng: Sử dụng trong xây dựng, kéo cáp, buộc chặt và trong các ứng dụng hàng hải, các tiện ích công nghiệp, cũng như các ứng dụng ngoài trời.

2. Dây thừng PE (polyester)

Là loại dây thừng đa năng, có thể dùng làm dây neo, dây buộc và dây tĩnh, nhưng không dùng trong các trường hợp tải trọng thay đổi đột ngột. 

các loại dây thừng PE (polyester)

Ưu điểm

  • Không thấm nước, chống tia UV, chống mài mòn.
  • Không bị mục khi trong môi trường ướt, nhưng chìm.
  • Dễ cắt và có khả năng giữ nút thắt tốt.

Nhược điểm: 

  • Ít co giãn hơn các loại dây khác, chẳng hạn như dây thừng nylon.

Ứng dụng: Sử dụng làm ròng rọc, dây buộc, thuyền buồm, chèo thuyền…và các ứng dụng trên biển.

3. Dây thừng nylon

Là một trong các loại dây thừng được ưa chuộng nhất hiện nay. Sản phẩm được làm từ sợi polyamide có độ bền cơ học cao.

các loại dây thừng - nylon

Ưu điểm: 

  • Khả năng chịu lực tốt, chống tia UV và chống mài mòn.
  • Có khả năng kéo giãn tới 20% nên rất phù hợp với các ứng dụng cần độ đàn hồi cao.

Nhược điểm: 

  • Mất độ bền khi ướt: Do dây thấm nước khá nhanh nên làm sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc ban đầu. 

Ứng dụng: Sử dụng trong nâng, kéo, neo, tời, và các ứng dụng trên mặt nước.

4. Dây thừng tự nhiên

Là loại dây thừng được làm từ các vật liệu như sợi manila, sợi gai dầu, sợi cotton, sợi lanh, sợi vỏ dừa, sợi đay, sợi sisal…

các loại dây thừng tự nhiên

Ưu điểm: 

  • Kết cấu dây thô ráp nên có khả năng thắt nút tốt. 
  • Vật liệu thân thiện với môi trường, có thể phân hủy sinh học và ủ phân.

Nhược điểm: 

  • Tuổi thọ thấp, dễ bị mục nát hoặc phân hủy theo thời gian, đặc biệt trong các môi trường độ ẩm cao.
  • Trọng lượng nặng, khó vận chuyển khi mang vác đi xa.

Ứng dụng: Vì độ bền của loại dây thừng này không cao nên nó thường được dùng chủ yếu trong ngành nông nghiệp, hoặc trang trí, làm đồ handmade.

Như vậy, với những thông tin về các loại dây thừng trên đây, hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ về ưu nhược điểm của từng loại dây thừng. Từ đó có thể lựa chọn và tìm mua loại dây thừng phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình. Nếu bạn đang tìm mua loại dây thừng nhựa PP chất lượng cao, đừng quên liên hệ Hiệp Thành Phát để được tư vấn và chọn mua sản phẩm tốt nhất.

0937810994
zalo
zalo