Dây cáp thép là một sản phẩm kim loại quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Với khả năng chịu lực và độ bền cao, cáp thép được sử dụng để nâng hạ hoặc neo giằng, giúp đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trong xây dựng. Việc hiểu rõ các loại cáp thép sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng. Bài viết này sẽ giới thiệu các loại cáp thép phổ biến, như cáp thép chống xoắn, mạ kẽm, inox, thang máy, neo giằng, lụa dầu giúp bạn lựa chọn được loại cáp thép phù hợp cho nhu cầu của mình.
Đặc điểm của cáp thép
Cáp thép là loại dây kim loại được làm từ nhiều sợi thép nhỏ xoắn lại, chúng có cấu tạo gồm ba thành phần chính: lõi cáp, tao cáp và bó cáp.
- Lõi cáp (core) nằm ở trung tâm, chịu lực và hỗ trợ các tao cáp. Lõi có thể làm từ thép, sợi tổng hợp hoặc sợi tự nhiên.
- Tao cáp (strand) là các sợi thép nhỏ xoắn quanh lõi trung tâm. Số lượng và kích thước các sợi có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng.
- Bó cáp (cable) được tạo từ nhiều tao cáp xoắn lại, tạo thành cấu trúc hoàn chỉnh của dây cáp.

Cấu tạo dây cáp thép
Dây cáp thép có khả năng chịu lực và độ bền cao, nên chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng, bao gồm:
- Nâng hạ và vận chuyển nặng trong xây dựng, sản xuất và vận tải.
- Kéo, căng và giữ cố định các thiết bị, cấu trúc trong công nghiệp.
- Đảm bảo an toàn trong các ngành như xây dựng, khai thác mỏ, hàng hải, dầu khí.
- Sử dụng trong thiết bị đặc biệt như cầu treo, cáp treo và hệ thống giảm chấn.
- Hỗ trợ cứu hộ trong các tình huống khẩn cấp, với vai trò nâng hoặc giữ vật nặng.
Phân loại cáp thép
Có nhiều cách phân loại cáp thép, tùy vào từng phương diện mà cáp thép được chia thành các loại khác nhau.
1. Theo số lần bện
- Cáp bện đơn: Chỉ có một tao cáp được bện xoắn vào 1 lần, thường được dùng trong việc neo hoặc buộc.
- Cáp bện đôi: Gồm các tao cáp bện lại với nhau, thường được dùng trong các dòng máy nâng hạ.
- Cáp bện ba: Được bện từ cáp bện đôi.

Phân biệt các loại cáp thép
2. Theo cách bện
- Cáp bện xuôi: Các sợi cáp được bện theo cùng một hướng với chiều bện của vành quanh lõi. Loại cáp này có đặc tính mềm dẻo, dễ uốn cong nên được dùng chủ yếu trong việc neo giằng hoặc trong thang máy, pa lăng. Nhược điểm là dễ bị xoắn nếu không được sử dụng đúng cách vì chúng được bện xuôi.
- Cáp bện ngược: Các sợi cáp được bện ngược chiều với chiều bện của vành quanh lõi. Cáp này cứng hơn, có độ bền cao và khó bị xoắn hơn. Do đó, chúng được ứng dụng trong các công việc cần lực kéo mạnh như kéo gàu máy kéo và các ứng dụng cần cáp chống xoắn.
3. Theo số lõi
- Lõi mềm: Lõi từ sợi thực vật (sợi đay, sợi gai), giúp cáp mềm dẻo, dễ uốn cong, thường dùng trong các ứng dụng yêu cầu linh hoạt.
- Lõi cứng: Lõi thép, dùng để neo giữ và cố định vật nặng, như cẩu hàng.
- Có lõi: Là loại cáp có lõi thép hoặc lõi bố, lõi hữu cơ, lõi sợi tổng hợp ở lõi trung tâm.
- Không lõi: Cáp không có lõi mà chỉ có các sợi thép được xoắn lại với nhau.
4. Theo phương pháp xử lý bền mặt cáp
- Cáp thép mạ kẽm: Bề mặt mạ lớp kẽm chống gỉ, giúp bảo vệ cáp trong nhiều môi trường khác nhau.
- Cáp thép đen: Không mạ, được phủ lớp mỡ dầu để tránh gỉ sét.
- Cáp thép bọc nhựa: Cáp thép mạ kẽm được bọc thêm lớp nhựa PVC giúp bảo vệ, nâng cao độ bền và tính thẩm mỹ cho cáp.
- Cáp thép inox: Được chế tạo từ thép không gỉ, chịu được môi trường ăn mòn cao.

Ngoài ra, cáp thép còn được phân loại theo công dụng và chức năng, dưới đây là các loại cáp thép phổ biến và ứng dụng của từng loại theo đặc điểm và chức năng của nó.
Các loại cáp thép phổ biến và ứng dụng của chúng
Cáp thép có rất nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là các loại cáp như cáp thép chống xoắn, cáp thép mạ kẽm, cáo thép inox, cáp neo giằng, cáp lụa dầu, cáp thang máy, cáp viễn thông, cáp bọc nhựa. Dưới đây là đặc điểm của từng loại cáp và ứng dụng của chúng trong đời sống.
Loại cáp thép | Đặc điểm | Ứng dụng |
Cáp lụa dầu | | -
Sử dụng trong xây dựng (dây chính trong thiết bị cẩu), công nghiệp (nâng hạ hàng hóa), nông nghiệp, các dự án thể thao, cũng như trong trang trí và sản xuất mỹ nghệ. |
Cáp cứng viễn thông | | |
Cáp thép chống xoắn | | -
Sử dụng trong hệ thống cẩu, nâng hạ vật liệu trong các lĩnh vực xây dựng, hàng hải, vận tải, thiết bị nâng hạ, đặc biệt trong các công việc yêu cầu sự ổn định cao. |
Cáp thép mạ kẽm | | -
Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, đóng tàu, sản xuất công nghiệp, giúp bảo vệ các công trình ngoài trời bền bỉ hơn. |
Cáp thép inox | -
Được sản xuất từ thép không rỉ cho khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa nên được ứng dụng trong các công việc cần độ bền và khả năng chịu nhiệt cao. Đặc biệt cáp có thiết kế linh hoạt, dễ uốn nắn và có vẻ ngoài sáng bóng theo thời gian. | -
Nhiều lĩnh vực bao gồm: xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, các công trình hải đảo và bến cảng. Ngoài ra, với sự đa dạng về kích thước và độ linh hoạt trong việc uốn cong, cáp inox hiện đang được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp và xây dựng hiện đại. |
Cáp thép bọc nhựa | -
Lõi cáp làm từ sợi thép carbon cao cấp và mạ kẽm, sau đó được bọc lớp nhựa PVC dẻo. Lớp nhựa này có khả năng chống mài mòn, chống gỉ sét, chống bụi, nước và chống sét hiệu quả. | -
Ứng dụng trong nhiều ngành như thủy sản, nông nghiệp, trang trí nội thất, ô tô, và các hệ thống xử lý nước thải. |
Cáp neo giằng | -
Có cấu trúc chắc chắn và bền vững, thường được sử dụng để neo giằng hàng hóa nặng, hoặc các cấu trúc mái - trụ của công trình lớn, nhằm đảm bảo an toàn và sự ổn định cho công trình. | |
Cáp thang máy | | |
Như vậy, trên đây Hiệp Thành Phát đã cung cấp thông tin chi tiết về các loại cáp thép phổ biến nhất và ứng dụng của chúng. Hi vọng bạn đọc đã có những kiến thức bổ ích để phân biệt được các loại cáp thép và lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho nhu cầu của mình.