Cóc bắt cáp hay cóc siết cáp (ốc siết cáp) là một phụ kiện có vai trò quan trọng trong việc cố định và kết nối dây cáp thép, giúp đảm bảo sự chắc chắn, an toàn khi sử dụng cáp thép trong các ứng dụng công nghiệp như nâng hạ, neo giằng… Với đặc tính này, cóc bắt cáp cần đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định, đồng thời cần được lắp đặt đúng cách để đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình xây dựng. Vậy tiêu chuẩn bắt cóc cáp là gì? Cách lắp đặt cóc cáp chuẩn như thế nào? Khi nào cần thay cóc cáp và cách bảo trì ra sao? Cùng Hiệp Thành Phát tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Vì sao tiêu chuẩn bắt cóc cáp quan trọng?
Cóc siết cáp có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, độ bền và hiệu suất của hệ thống cáp thép trong các ứng dụng như xây dựng, cầu đường, thiết bị nâng hạ... Nếu không tuân thủ đúng tiêu chuẩn, có thể gây các thiệt hại về tài sản và tính mạng con người.
- Đảm bảo an toàn lao động: Cóc bắt cáp được dùng để cố định dây cáp trong các công trình chịu tải trọng lớn. Do đó, nếu cóc cáp kém chất lượng hoặc lắp đặt sai cách có thể khiến hệ thống mất khả năng chịu lực và gây ra các tai nạn không mong muốn như đứt cáp cần trục hoặc rơi hàng hóa…
- Tăng độ bền và hiệu suất làm việc của dây cáp thép: Việc quy định số lượng cóc cáp tối thiểu, khoảng cách giữa các cóc cáp và lực siết tiêu chuẩn có thể giúp hệ thống cáp thép gia tăng độ bền và làm việc hiệu quả hơn.
- Đảm bảo chất lượng công trình và uy tín doanh nghiệp: Tiêu chuẩn bắt cóc cáp không chỉ giúp đảm bảo hệ thống cáp an toàn, mà còn thể hiện sự thực thi pháp luật, giúp đơn vị thi công tuân thủ pháp luật và nâng cao uy tín của mình.

ĐỌC THÊM >>> Cóc bắt cáp là gì? Công dụng và phân loại chi tiết
Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cóc bắt cáp
1. Các tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng
Cóc cáp chất lượng cần đáp ứng các tiêu chuẩn như:
TCVN 4244:2005 – Tiêu chuẩn về thiết bị nâng hạ
TCVN 10837:2015 – Tiêu chuẩn về dây cáp cần trục
- Hoặc các tiêu chuẩn quốc tế như: EN 13411-5 (Châu Âu), ASTM F1145-92 (Mỹ), ISO 8794...
Các tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo độ bền và tính ổn định cho các mối nối cáp thép.
2. Về chất liệu cóc bắt cáp
Cóc bắt cáp phải được sản xuất từ các loại vật liệu có độ bền cao, chịu lực tốt như:
- Cóc cáp mạ kẽm giúp chống rỉ sét, cho phép nó sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt.
- Cóc cáp inox giúp chống ăn mòn, phù hợp với môi trường hóa chất và môi trường biển.
- Cóc cáp làm từ hợp kim cường độ cao: Có độ bền cực cao, khả năng chịu tải lớn và không biến dạng khi siết cáp.
3. Về thiết kế cóc bắt cáp
Cóc bắt cáp đạt tiêu chuẩn phải được thiết kế như sau:
- Phần chữ U chắc chắn, có độ bám cao với dây cáp thép.
- Đai ốc và thân cóc bắt cáp được gia công chính xác, không có lỗi kỹ thuật.
- Kích thước được thiết kế phù hợp với từng loại dây cáp, đảm bảo lực siết chặt mà không làm tổn hại cáp thép.

Bảng số lượng tiêu chuẩn bắt cóc cáp theo đường kính dây cáp
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống cáp và tránh tuột cáp, số lượng cóc siết cáp cần tuân theo tiêu chuẩn sau:
Kích thước cóc cáp (mm) | Đường kính cáp (mm) | Số lượng Cóc tối thiểu (cái) | Chiều dài của đoạn cáp gấp (cm) |
3 | 3 | 2 | 8 |
5 | 5 | 2 | 10 |
6 | 6 | 2 | 12 |
8 | 8 | 2 | 13 |
10 | 10 | 2 | 17 |
11 | 11 | 2 | 18 |
13 | 13 | 3 | 29 |
14 | 14 | 3 | 30 |
16 | 16 | 3 | 30 |
19 | 19 | 4 | 46 |
22 | 22 | 4 | 48 |
25 | 25 | 5 | 66 |
29 | 29 | 6 | 86 |
32 | 32 | 7 | 112 |
35 | 35 | 7 | 112 |
38 | 38 | 8 | 137 |
41 | 41 | 8 | 147 |
44 | 44 | 8 | 155 |
51 | 51 | 8 | 180 |
57 | 57 | 8 | 185 |
64 | 64 | 9 | 213 |
70 | 70 | 10 | 254 |
76 | 76 | 10 | 269 |
89 | 89 | 12 | 378 |
Hướng dẫn lắp đặt cóc bắt cáp đúng chuẩn
- Gập đầu dây cáp thép để tạo vòng khuyên, sao cho đường kính của vòng khuyên phù hợp với yêu cầu.
- Đặt thanh chữ U vào sợi cáp và cố định cáp. Kiểm tra lực siết bằng cờ lê lực.
- Siết chặt 2 đầu ốc vào cáp sao cho đều nhau.
- Kiểm tra khoảng cách giữa các ốc siết, nếu không đạt yêu cầu thì điều chỉnh lại.
- Nếu dùng 2 ốc siết, đặt ốc thứ 2 sát phần khuyên lót, đảm bảo độ khít trước khi siết chặt và kiểm tra lại khoảng cách đều giữa các ốc.
Lưu ý những lỗi phổ biến khi lắp đặt cóc bắt cáp
- Lắp ngược cóc bắt cáp: Điều này làm giảm hiệu quả giữ cáp, khiến cáp dễ bị tuột.
- Không đủ số lượng cóc bắt cáp: Khiến cáp tăng nguy cơ đứt gãy. Bởi khi đó, lực tác động lên dây cáp không đồng đều, gây ra các điểm chịu tải lớn, từ đó làm giảm tuổi thọ của dây cáp.
- Lực siết không đạt chuẩn: Khiến dây cáp bị trượt, không an toàn.

Kiểm tra và bảo trì cóc bắt cáp theo tiêu chuẩn
Cũng giống như các phụ kiện khác trong ngành cáp thép, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, cóc bắt cáp cần được kiểm tra và bảo trì thường xuyên:
- Kiểm tra đường ren trôn ốc đã được vặn chặt và đều hay chưa.
- Kiểm tra sản phẩm có bị ăn mòn, rỉ sét không.
- Nên kiểm tra cóc cáp định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc nhiều hơn nếu sử dụng trong môi trường khắc nghiệt (các lỗi, biến dạng, ăn mòn…)
- Nếu kiểm tra độ biến dạng và ăn mòn trên 5% thì cần phải thay mới.
Như vậy có thể thấy, việc lắp đặt cóc cáp đúng kỹ thuật, kiểm tra và bảo trì thường xuyên, cũng như lựa chọn sản phẩm cóc cáp chất lượng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống cáp và cả người lao động. Do đó, hãy ưu tiên mua cóc bắt cáp từ những đơn vị uy tín, có chứng nhận chất lượng, đồng thời tìm hiểu kỹ về quy trình bắt cóc cáp đúng chuẩn để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng cáp thép bạn nhé!